Nhà Khoa Học Nhí và Phương Pháp Khoa Học

 

           Một vài thí nghiệm khoa học khiến trẻ con (và cả giáo viên) đều rất vui. Khi tôi dạy trẻ con ở lứa tuổi mầm non ở một trường mầm non quốc tế, tôi thường xuyên làm các thí nghiệm khoa học. Qua suốt một năm học, chúng tôi đã làm tất cả các loại thí nghiệm thú vị, từ những cái như quan sát xem các loại hạt rau khác nhau cần bao lâu để nảy mầm tới kiểm tra xem không khí có lấp đầy chỗ trống hay không. Tất cả bọn trẻ và tôi luôn mong ngóng xem mình sẽ làm cái gì vào lần sau. Trong khi làm thí nghiệm, tôi luôn cố gắng hết sức để tuân theo Phương pháp Khoa học. Sử dụng Phương pháp Khoa học đối với trẻ  nhỏ có thể hơi khó khăn một chút. Chìa khóa của sự thành công ở đây là làm sao chọn được những thí nghiệm vui và thú vị đối với các con. Thêm vào đó, tôi cũng phải linh động trong khi sử dụng Phương pháp đối với lứa tuổi mà tôi đang dạy.

         Đối với những bạn có thể chưa quen với hoặc đã quên thế nào là tìm hiểu theo Phương pháp Khoa học, thì tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn lại cho các bạn. Phương pháp Khoa học bao gồm:

  1.      Quan sát (Nước bị đục).

2. Đưa ra một câu hỏi thể hiện sự quan tâm dựa trên quan sát (Làm thế nào để chúng ta có thể làm trong nước?).

 3. Phát triển một giả thuyết hoặc dự đoán đi cùng với câu hỏi (Tôi nghĩ nếu chúng ta đổ nước qua cát, nước sẽ trong).

4. Thí nghiệm và kiểm tra dự đoán (Đổ nước đục qua cát).

5. Thu thập và ghi lại kết quả kiểm tra và thí nghiệm rồi rút ra kết luận (chụp ảnh, vẽ tranh, so sánh và quan sát).

6. Chia sẻ và thảo luận về kết quả (Làm bài thu hoạch về thí nghiệm để chia sẻ những khám phá về việc lọc nước đục).

          Giáo viên mầm non sử dụng các nguyên tắc của Phương pháp Khoa học phù hợp với độ tuổi và khả năng của học sinh. Trong lớp của tôi, tôi đã áp dụng được rất tốt hầu hết các bước bằng cách nói chuyện với các con về việc các con nghĩ là điều gì sẽ xảy ra, cái gì đang xảy ra, và cái gì thực sự xảy ra, so sánh với cái mà các con nghĩ sẽ xảy ra.  Không đòi hỏi phải viết ra. Học sinh vẽ tranh miêu tả lại thí nghiệm và đọc cho tôi biết các con muốn nói gì, sau đó tôi sẽ viết lại cho các con.

         Khi đi thăm cơ sở Bà Triệu tuần trước, tôi thấy các con đã làm một thí nghiệm lọc nước rất tuyệt vời vào một ngày trước đó. Tôi rất tiếc là mình đã bỏ lỡ nó. Khi được biết lớp Kinder Blue ở cơ sở Vạn Bảo đang lên kế hoạch cho một Thí nghiệm Khoa học, tôi quyết tâm không để lỡ cơ hội tham gia. Các con cũng đã làm theo Phương pháp Khoa học.

BƯỚC 1: Quan sát về Cuộc sống và môi trường Xung quanh ta

        Có thể tạo ra rất nhiều thí nghiệm rất hay từ các hoạt động thường ngày, sử dụng Phương pháp Khoa học. Khi các con nhìn vào một cái hộp “rỗng” và bảo ở trong đó không có gì. Nhưng sự thực có phải như vậy không? Cô Thu đề cập đến vấn đề này và đưa vào một thí nghiệm. Cô đã hỏi các con:”Trong hộp này có gì không hả các con?” sau đó một cuộc thảo luận sôi nổi đã diễn ra xoay quanh vấn đề liệu có cái gì ở trong hộp hay không?

20171017_111739 (Copy)20171017_111926 (Copy)

BƯỚC 2: Đưa ra câu hỏi

Với sự quan sát của các con, cùng một chút sự giúp đỡ từ cô Thu, một câu hỏi được đặt ra:”Không khí có lấp đầy chỗ trống không?”.

BƯỚC 3: Phát triển một Giả thuyết hay Phán đoán

        Sau đó cô Thu đưa các con sang một phòng khác đã chuẩn bị sẵn một vài vật liệu để tiến hành thí nghiệm cùng các con. Cô lấy ra một cái chai rồi đặt một cái phễu lên, sau đó bịt kín xung quanh miệng chai và phễu để không khí không thoát ra ngoài. Cô hỏi:” Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ra rót nước vào phễu đổ vào cái chai “rỗng” này?”. Các con có cơ hội để thảo luận về những điều có thể xảy ra khi rót nước. Phần lớn các con đều đoán là nước sẽ chảy vào chai khi ta đổ nước qua vào phễu. Nhưng thật bất ngờ là nước lại không chảy xuống mà đọng lại ở trong phễu. Một câu hỏi khác được đặt ra:”Làm thể nào để nước có thể chảy vào chai?”. Một bạn phát biểu:”Cái chai có chứa đầy không khí. Nếu ta đục một cái lỗ, không khí sẽ thoát ra ngoài và nước sẽ chảy xuống chai.” Ai đó nói:”Con không cần đục lỗ ạ. Con sẽ bóp cái chai, thế là nước sẽ chảy xuống rất nhanh ạ.”. Bạn khác nói:” Nước không chảy xuống được là tại đất nặn đã bịt kín miệng chai ạ!”.

20171017_113343 (Copy)20171017_113524 (Copy)

BƯỚC 4: Tiến hành Thí nghiệm

       Sau khi đưa ra rất nhiều dự đoán. Các con làm việc theo từng nhóm nhỏ để tiến hành thí nghiệm và tìm hiểu thêm về các dự đoán của mình. Các con kiểm tra xem dự đoán của mình có chính xác hay không. Các con thực hiện thí nghiệm với các vật liệu được giao. Mỗi nhóm có các dụng cụ như nhau để đảm bảo có biến số như nhau.

20171017_114557 (Copy)20171017_114627 (Copy)

BƯỚC 5: Ghi lại Kết quả và Rút ra Kết luận

      Các con đã phát hiện ra rằng khi ra sử dụng một chiếc bút chì để phá lớp bọc bịt kín quanh miệng chai thì không khí đang lấp đầy chai có cơ hội thoát ra ngoài, do đó nước có thể chảy vào để thế chỗ. Một bạn giải thích:” Khi con đổ nước vào phễu, nó không chảy xuống chai được là vì không khí đang ở đầy trong chai. Nhưng khi con đục một cái lỗ ở phần đất nặn ra thì không khí thoát ra ngoài nên nước có thể chảy vào trong ạ!”.

writing up the experiment (Copy) write up without comments (Copy)

 BƯỚC 6: Chia sẻ Kết quả

       Sau khi thảo luận xong về những gì đã xảy ra, các con tiến hành làm “bài thu hoạch” về thí nghiệm. Các con vẽ tranh về những gì mình đã làm và đọc cho cô giáo viết lại những gì mà mình muốn nói về thí nghiệm. Sau đó các con tự chép lại. Trong khi thực hiện bước này, các con có cơ hội để nói về những dự đoán của mình, về thí nghiệm, về những gì đã xảy ra hay các con đã phát hiện ra điều gì?

thu writing a comment (Copy)talking about the experiment (Copy)

      Tôi hy vọng là khi những nhà khoa học “nhí” của chúng ta sẽ sử dụng Phương pháp Khoa học để làm các thí nghiệm vui, các con có thể phát triển tình yêu đối với khoa học của mình khi lớn lên.

2

Darren Czeczuga

Cố vấn giáo dục

 

Các tin khác: